Xuân Lam: Bài tuyên truyền Công tác Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới và với mong muốn, quyết tâm
tạo bước chuyển mới, mạnh mẽ, rõ rệt hơn nữa trong công tác đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, Hội nghị Trung ương 5 khóa XI (tháng 5/2012) đã quyết định
chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực
thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm Trưởng Ban để chỉ đạo toàn diện công tác
phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước. Thực hiện chủ trương này, ngày
01/02/2013, Ban Chỉ đạo đã chính thức được thành lập và bắt đầu triển khai các
hoạt động, với thành phần gồm những cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cơ quan có
liên quan của Đảng và Nhà nước.
Nhìn lại chặng đường 10 năm kể từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đến nay, nhất
là sau 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, mặc dù phải đối mặt
với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với ý chí và tinh thần trách nhiệm
cao, với sự nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã thu được nhiều
kết quả quan trọng, góp phần củng cố, nâng cao ý chí, niềm tin của Nhân dân vào
công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cho đất nước ta ngày càng
giàu mạnh, ngày càng phát triền, có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế. Không
phải như một số ý kiến cho rằng, nếu quá tập trung vào chống tham nhũng sẽ làm
“nhụt chí” , “chùn bước” những người dám nghĩ, dám làm, làm “chậm” sự phát
triển đất nước; mà hoàn toàn ngược lại, chính nhờ làm tốt công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã góp
phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính
trị, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại, đặc biệt là góp phần lấy lại
và củng cố niềm tin của Nhân dân, bác bỏ luận điệu sai trái của các thế lực
xấu, thù địch, chống đối cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán
bộ, đảng viên sai phạm là “đấu đá nội bộ”, “phe cánh”. Đẩy mạnh đấu tranh
phòng, chống tham nhũng và xây dựng, làm trong sạch Đảng và bộ máy Nhà nước chỉ
làm “chùn bước” những ai có động cơ không trong sáng, đã trót “nhúng chàm” và
những người không nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, thiếu bản lĩnh,
thiếu kiến thức và kinh nghiệm.
Ngày 01/8/2022, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực đã ban hành Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW về một số nội dung về công
tác phòng, chống tiêu cực, trong đó nêu rõ 09 nội dung chỉ đạo công tác phòng,
chống tiêu cực và 19 hành vi tiêu cực cần tập trung chỉ đạo phòng, chống.
Tiêu cực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức là những hành vi trái với
Điều lệ, Cương lĩnh, nghị quyết, quy chế, quy định, chỉ thị, kết luận,... của
Đảng (gọi chung là chủ trương, đường lối, quy định của Đảng), pháp luật của Nhà
nước, Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và
các tổ chức Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ; các chuẩn mực đạo đức, quy tắc
ứng xử, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín
của Đảng, Nhà nước, làm tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức, làm giảm sút niềm tin của nhân dân, cản trở quá trình phát triển kinh tế
- xã hội. Trong đó, biểu hiện rõ nét nhất của tiêu cực là suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước
hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị.
Tại khoản 1, điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 giải thích: Tham
nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn
đó vì vụ lợi.
Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định và bổ sung một số định hướng lớn cho công
tác phòng, chống tham nhũng thời gian tới là: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh
ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành
động mạnh mẽ hơn. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát
hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, tiêu cực, bao che,
dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng,
tiêu cực; không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Phát huy sức mạnh tổng hợp của
cả hệ thống chính trị và của toàn dân; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính
trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự.
Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, tạo sự tự
giác, thống nhất cao về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân
dân về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt
của người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; kiên trì giáo
dục, rèn luyện đức tính liêm khiết; xây dựng văn hoá tiết kiệm, không tham
nhũng, lãng phí, trước hết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
Đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà
nước về kinh tế - xã hội; về kiểm tra, giám sát và phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực; trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu cấp uỷ, cơ
quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; kiên trì giáo dục, rèn luyện đức tính liêm
khiết, xây dựng văn hoá tiết kiệm, không tham nhũng, trước hết trong cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy
tố, xét xử, thi hành án; phát hiện sớm, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham
nhũng, tiêu cực; kiên quyết thu hồi tài sản tham nhũng; kịp thời xử lý, thay
thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây
phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, cán
bộ, bảo đảm thật sự liêm chính, trong sạch; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt
động của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng và các cơ
quan tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác này. Từng bước mở rộng phạm
vi phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước; mở rộng và nâng cao hiệu
quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng. Phát huy vai trò, trách nhiệm
của các cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức
chính trị - xã hội, Nhân dân và cơ quan truyền thông, báo chí trong đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực...
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân do Đảng lãnh đạo. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi
mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân, dựa vào
Nhân dân để xây dựng Đảng. Mọi chủ trương, chính sách đều phải xuất phát từ
cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân; lấy hạnh
phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu; kiên quyết, kiên trì đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
UBND xã kêu gọi toàn thể người dân trên địa bàn hãy tích cực tham gia công
tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kịp thời phản ánh, tố cáo các hành vi
tiêu cực, tham nhũng; cùng đồng thuận với cơ quan công quyền trong đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm góp phần xây dựng Nhà nước kiến tạo,
chính phủ liêm chính, hành động, phục vụ Nhân dân./.